Bảo lãnh anh chị em sang Mỹ diện F4
Luật di trú Mỹ cho phép công dân được bảo lãnh diện anh chị em và đưa cả đình người này từ Việt Nam sang Mỹ sinh sống. Điều này hơn hẳn luật di trú của các quốc gia khác.
Trong khi các quốc gia dạng đoàn tụ gia đình chỉ cho phép bảo lãnh vợ chồng, con cái hoặc cha mẹ. Diện anh chị em chỉ có trong một số trường hợp đặc biệt chẳng hạn như anh chị em là người duy nhất còn lại ở Việt Nam, diện mồ côi.
Những người được bảo lãnh diện anh chị em Mỹ sẽ trở thành thường trú nhân, được cấp thẻ xanh 10 năm và có quyền thi quốc tịch sau 5 năm đặt chân lên đất Mỹ.
Bảo lãnh anh chị em sang Mỹ là diện gì?
Công dân Mỹ có thể bảo lãnh anh chị em và con cái của người này từ Việt Nam sang Mỹ, diện này được xếp vào mức ưu tiên 4 nên thường được gọi là diện F4.
Theo luật di trú Mỹ, người được bảo lãnh sẽ nhận thẻ xanh 10 năm hưởng quy chế thường trú nhân Mỹ. Khi thời gian sống ở Mỹ đủ 4 năm 9 tháng, người được bảo lãnh đủ điều kiện nộp đơn thi quốc tịch và trở thành công dân Mỹ.
Diện F4 có hạn ngạch dựa vào năm tài chính (bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 9 năm sau). Số lượng visa được cấp cho diện F4 mỗi năm trong bảng sau đây:
Diện ưu tiên | Người bảo lãnh | Người được bảo lãnh | Giới hạn 480,000 |
F1 | Công dân Mỹ | Con độc thân | 23,400* |
F2A | Thường trú nhân | Vợ và con độc thân dưới 21 tuổi | 87,900 |
F2B | Thường trú nhân | Con độc thân trên 21 tuổi | 26,300 |
F3 | Công dân Mỹ | Con lập gia đình | 23,400** |
F4 | Công dân Mỹ | Anh chị em | 65,000*** |
* Cộng số visa chưa sử dụng từ ưu tiên 4.
** Cộng số visa chưa sử dụng từ ưu tiên 1 và 2
*** Cộng số visa chưa sử dụng từ tất cả các diện gia đình khác
Luật di trú Mỹ cũng quy định số visa được cấp cho công dân từng quốc gia không được vượt quá 7% con số trên. Như vậy số visa được cấp cho người Việt Nam đi diện F4 mỗi năm: 7% x 65,000***
Điều kiện bảo lãnh anh chị em sang Mỹ
Người bảo lãnh phía Mỹ
Để bảo lãnh anh chị em từ Việt Nam sang Mỹ, người bảo lãnh cần thỏa mản điều kiện sau:
- Có quốc tịch Mỹ, 21 tuổi trở lên
- Có thu nhập đủ làm bảo trợ tài chính cho gia đình phía Việt Nam
Lưu ý: Thường trú nhân Mỹ (thẻ xanh) không được bảo lãnh anh chị em.
Người được bảo lãnh phía Việt Nam
Người được bảo lãnh phải thỏa mãn điều kiện sau:
- Có quan hệ huyến thống anh chị em với người bảo lãnh
- Có sự tương tác với người bảo lãnh để mở hồ sơ
- Không phạm tội và bệnh bị cấm nhập cảnh vào Mỹ
Người thân trực tiếp của người được bảo lãnh thỏa mản những điều kiện sau sẽ được đi cùng đến Mỹ:
- Vợ/ chồng có đăng ký kết hôn
- Con cái độc thân dưới 21 tuổi
- Con nuôi (Thỏa điều kiện xin con nuôi)
- Không phạm tội và bệnh bị cấm nhập cảnh vào Mỹ
Quy trình bảo lãnh anh chị em sang Mỹ
Quy trình bảo lãnh anh chị em sang Mỹ
Bước 1: Sở Di trú
Bước đầu tiên trong qui trình bảo lãnh anh chị em sang Mỹ đó là nộp hồ sơ bảo lãnh lên Sở Di trú ở Mỹ (USCIS). Người nộp đơn cần chuẩn bị bộ hồ sơ I-130 đầy đủ và nộp lên văn phòng USCIS gần với nơi mình sinh sống.
Sau khi nộp hồ sơ lên USCIS, người bảo lãnh sẽ nhận được thư thông báo I-797C kèm theo Receipt Number. Sử dụng số này để kiểm tra hồ sơ trên hệ thống để biết khi nào được chấp thuận.
Thời gian xét duyệt tùy từng trung tâm xử lý hồ sơ của Sở Di trú Mỹ (USICS) có 5 trung tâm xử lý hồ sơ). Nhanh 1,5 năm còn chậm có thể 3 – 4 năm hoặc lâu hơn. Những trường hợp có trẻ em đi cùng sẽ được khấu trừ tuổi theo đạo luật CSPA trong thời gian chờ USCIS chấp thuận.
Khi USCIS xét duyệt I-130 được chấp thuận, hồ sơ sẽ được chuyển sang Trung tâm Chiếu kháng Quốc gia (NVC) để đóng phí xét hồ sơ, bổ sung giấy tờ để chuẩn bị cho vòng phỏng vấn visa.
Bước 2: Trung tâm Chiếu khán Quốc gia (NVC)
Khoảng 2 tháng sau khi Sở Di trú chấp thuận, hồ sơ sẽ được chuyển sang Trung tâm Chiếu khán Quốc gia (NVC) để bổ sung hồ sơ phỏng vấn cấp visa.
Do số lượng đơn nộp diện F4 nhiều nhưng số visa cấp có hạn ngạch nên đương đơn phía Việt Nam phải chờ rất lâu để bổ sung hồ sơ phỏng vấn cấp visa. Tại thời điểm này đương đơn diện F4 phải chờ 12 – 13 năm.
Hàng tháng đương đơn cần kiểm tra xem liệu hồ sơ đã đến lượt được xử lý chưa bằng cách xem Lịch mở hồ sơ đóng tiền xét tài chính, kiểm tra giấy tờ dân sự và được mời gọi phỏng vấn.
Đương đơn và những người đi cùng sau khi có lịch phỏng vấn tiến hành khám sức khỏe và chuẩn bị phỏng vấn
Bước 3: Lãnh sự quán Mỹ
Phỏng vấn là công đoạn sau cùng của hồ sơ bảo lãnh sang Mỹ diện anh chị em. Ngày phỏng vấn đương đơn chính chuẩn bị đầy đủ bộ giấy tờ đi Mỹ diện F4 và đi cùng các thành viên đến Lãnh sự quán Mỹ.
Nếu không gặp trục trặc giấy tờ, đương đơn sẽ được cấp visa sau 3 – 4 ngày sau kể từ ngày phỏng vấn. Visa sẽ được gửi qua đường bưu điện đến nhà.
Phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ sẽ diễn ra 2 vòng, vòng sơ vấn với người Việt Nam và vòng phỏng vấn với viên chức người Mỹ. Người được phỏng vấn cần tự tin trả lời tất cả các câu hỏi để đủ điều kiện cấp visa.
Trong trường hợp không đủ điều kiện cấp visa ngay, Lãnh sự quán Mỹ sẽ phát giấy xanh yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Ưu điểm và nhược điểm diện bảo lãnh anh chị em F4
Ưu điểm
- Vợ/chồng và các con dưới 21 tuổi (tuổi CSPA) của đương đơn chính được phép đi cùng sang Mỹ.
- Gia đình người được bảo lãnh sẽ được cấp thẻ xanh 10 năm thay vì thẻ xanh 2 năm như diện vợ chồng (CR1/CR2).
Nhược điểm
- Thời gian chờ lâu, lên đến 13 năm. Đến khi hồ sơ được gọi phỏng vấn, con của người được bảo lãnh quá 21 tuổi theo đạo luật khấu trừ CSPA sẽ không được đi cùng.
- Do nhiều người đi cùng nên người bảo lãnh có thể không đủ khả năng bảo trợ tài chính.
- Quá trình chờ lâu, nên những thay đổi bổ sung trong quá trình chờ hồ sơ hoặc trước khi đi phỏng vấn. Ví dụ như bổ sung thêm con cái.
- Hồ sơ sẽ đóng lại nếu chẳng may người bảo lãnh và người được bảo lãnh (đương đơn chính) qua đời.
Hỏi đáp bảo lãnh anh chị em sang Mỹ
Hỏi đáp: Bảo lãnh anh chị em sang Mỹ diện F4
Bảo lãnh anh chị em sang Mỹ mất bao lâu?
Bảo lãnh anh chị em sang Mỹ diện F4 chờ khoảng 12 – 13 năm để được cấp visa đi Mỹ.
Tại sao bảo lãnh diện F4 lại chờ lâu hơn các diện khác?
Diện F4 được xếp vào diện ưu tiên với hạn ngạch visa có hạn. Số người nộp hồ sơ diện này nhiều nhưng hạn ngạch không đủ nên phải xếp hàng chờ. Hơn nữa, mỗi quốc gia bị khống chế không quá 7% trong tổng số hạn ngạch được cấp cho diện F4.
Làm sao theo dõi hồ sơ diện F4 anh em bảo lãnh?
Để theo dõi hồ sơ diện F4 bạn cần biết hồ sơ đang trong giai đoạn nào (Xem Quy trình hồ sơ ở trên). Dựa vào giấy tờ đó, bạn hoặc người thân Mỹ có thể theo dõi hồ sơ.
Cách theo dõi hồ sơ định cư Mỹ F4 giải quyết đến đâu?
Câu hỏi này tương tự như câu hỏi trên. Có lẽ câu hỏi này muốn theo dõi về lịch visa hàng tháng giải quyết đến đâu. Để theo dõi lịch xử lý visa hãy nhấp vào link bên dưới.
>> Lịch chiếu khán visa di dân Mỹ 2020
Tốn bao nhiều tiền để bảo lãnh anh chị em sang Mỹ?
Green Visa thống kê các loại chí phải nộp cho Chính phủ trong suốt quá trình làm hồ sơ.
Các loại phí như phí xét hồ sơ, phí kiểm tra sức khỏe, phí làm thẻ xanh tính theo đầu người. Riêng phí khám sức khỏe người lớn 240 USD, trẻ em từ 2 – 15 tuổi 210 USD, trẻ em dưới 2 tuổi 145 USD.
STT | Chi phí | Số tiền |
1 | Phí mở hồ sơ (nộp cho USCIS) | 535 USD/ bộ |
2 | Phí xét tài chính (nộp cho NVC) | 120 USD/ bộ |
3 | Phí xét hồ sơ (nộp cho NVC) | 325 USD/ người |
4 | Phí kiểm tra sức khỏe (nộp cho bệnh viện) | 275 USD/ người |
5 | Phí làm thẻ xanh (nộp cho USCIS) | 220 USD/ người |
Tổng cộng | 1.475 USD |
Các loại phí ở mục 3, 4, 5 tính theo đầu người. Gia đình có bao nhiêu người nhân lên bấy nhiêu phí. Riêng mục 4, phí khám sức khỏe người lớn là 275 USD, trẻ em từ 2-14 tuổi 240 USD, trẻ em <2 tuổi 165 USD.
Các loại phí này chưa bao gồm phí làm lý lịch tư pháp, phí dịch thuật, phí luật sư tư vấn…
Câu hỏi phỏng vấn đi Mỹ diện F4?
Viên chức Lãnh sự quán Mỹ sẽ phỏng vấn đương đơn chính và có thể phỏng vấn những người đi cùng. Con trên 18 tuổi phải ký cam kết không kết hôn trước khi có visa.
Các câu hỏi phỏng vấn đi Mỹ diện anh chị em sẽ xoay quanh về người bảo lãnh, vợ/chồng người bảo lãnh, người bảo trợ tài chính (nếu có co-signer), chồng/ vợ người bảo trợ tài chính (nếu có), người thân bên Mỹ, người thân bên Việt Nam, gia đình đương đơn chính,..
Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn tham khảo:
Vòng sơ vấn:
- Gia đình có ai vào Đảng không?
- Gia đình có ai phạm tội tiền án gì không?
- Gia đình có ai từng đi nước ngoài chưa?
- Gia đình có ai từng đi du lịch nước ngoài hơn 1 năm không?
- Gia đình có ai từng đi du học không?
- Gia đình có ai từng sống ở nước ngoài trên 6 tháng?
- …
Vòng phỏng vấn:
- Ai là người bảo lãnh? Họ và tên ? Ngày tháng năm sinh?
- Người bảo lãnh đi năm nào?
- Người bảo lãnh đi diện gì?
- Nếu vượt biên, tị nạn ở quốc gia nào?
- Người bảo lãnh sống ở đâu?
- Người bảo lãnh sống với ai?
- Người bảo lãnh làm nghề gì?
- Người bảo lãnh về Việt Nam bao lâu một lần? Lần gần nhất là khi nào?
- Người bảo lãnh về Việt Nam tổng cộng mấy lần? Lần đầu tiên là năm nào?
- Người bảo lãnh có bao nhiêu người con? Kể tên tất cả các người con
- Họ và tên vợ/chồng của người bảo lãnh?
- Họ và tên bố người bảo lãnh?
- Họ và tên mẹ người bảo lãnh?